Mẫu công văn xin hoãn quyết toán thuế

Mẫu công văn xin hoãn quyết toán thuế

By 0 Comments 23rd July 2025

1. Mẫu công văn xin hoãn quyết toán thuế là gì?

Công văn xin hoãn quyết toán thuế là gì?

Công văn xin hoãn quyết toán thuế là gì?

Mẫu công văn xin hoãn quyết toán thuế là một loại văn bản hành chính được doanh nghiệp lập và gửi đến cơ quan thuế khi cần gia hạn thời gian thực hiện nghĩa vụ quyết toán thuế. Mục đích của việc gửi đơn này là để xin phép trì hoãn cuộc thanh – kiểm tra thuế do doanh nghiệp chưa chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, sổ sách, hoặc đang gặp phải các lý do khách quan như thay đổi nhân sự kế toán, chuyển trụ sở, người đại diện đi công tác…

Việc gửi đơn đúng thời điểm và được cơ quan thuế chấp thuận có thể giúp doanh nghiệp tránh khỏi các rủi ro bị xử phạt vì không đáp ứng kịp thời hạn quyết toán theo quy định.

2. Mẫu công văn xin hoãn quyết toán thuế chi tiết nhất:

CÔNG TY ………………………………

Số: ……./CV-……..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

………., ngày …… tháng ……. năm

 

CÔNG VĂN

V/v xin gia hạn thời gian thanh tra/ kiểm tra/ quyết toán thuế (chọn 1 trong 3)

Kính gửi: Chi cục thuế ……………………..

Doanh nghiệp chúng tôi là: Công ty ……………………

Được thành lập theo giấy phép kinh doanh số ………………. Do sở KHĐT tỉnh/thành …… cấp lần đầu ngày ……………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………

Mã số thuế: …………………………………………………..

Lĩnh vực hoạt động chính: ……………………………………….

Vào ngày ………………………, công ty chúng tôi có nhận được thông báo của Chi cục thuế ……………… về việc sẽ tiến hành thanh tra/ kiểm tra/ quyết toán (chọn 1 trong 3) thuế tại trụ sở công ty vào ngày ……………., tuy nhiên vào thời gian trên, (chọn một trong các lý do sau đây)

1- Kế toán trưởng của doanh nghiệp chúng tôi nghỉ sinh/nghỉ điều trị bệnh tại bệnh viện/nghỉ theo chế độ nghỉ phép của công ty/nghỉ theo chế độ phúc lợi của công ty …

2- Giám đốc của công ty chúng tôi đang đi công tác dài ngày tại ……. (với trường hợp này thì người ký tên trên công văn này phải là phó giám đốc)

3- Công ty chúng tôi đang tiến hành di dời tài liệu để chuyển trụ sở doanh nghiệp (với TH này thì phải bổ sung quyết định về việc chuyển trụ sở của Ban giám đốc)

Vì vậy, công ty chúng tôi làm công văn này đề nghị quý chi cục gia hạn thời gian thanh tra/kiểm tra/quyết toán thuế cho công ty chúng tôi.

Thời gian đề nghị gia hạn: Đến ngày ….. tháng …… năm …….

Công ty chúng tôi cam kết sự trung thực về các thông tin kể trên và sẽ hợp tác tốt nhất với quý chi cục tại thời điểm thanh tra/kiểm tra/quyết toán.

Công văn này có gửi kèm:

– Hồ sơ bệnh án của KTT (nếu là TH 1), hay quyết định cho KTT nghỉ phép, hay đơn xin nghỉ phép của KTT

– Hồ sơ công tác của giám đốc (nếu là TH2)

– Quyết định về việc chuyển trụ sở DN (nếu là TH 3)

ĐẠI DIỆN CÔNG TY ……

GIÁM ĐỐC/PHÓ GIÁM ĐỐC

Tải mẫu công văn xin hoãn thuế tại đây: https://docs.google.com/document/d/1pkFN-nOX8R-aDvbrCYkD9DtDQDiDKuAD/edit?usp=sharing&ouid=104179779955503279282&rtpof=true&sd=true

3. Đối Tượng Phải Quyết Toán Thuế TNCN

3.1. Đối với Cá Nhân Trực Tiếp Quyết Toán

Những ai cần nộp hồ sơ quyết toán trực tiếp với cơ quan thuế?

+ Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công:

(1) Có số thuế phải nộp thêm.

(2) Có số thuế nộp thừa và muốn được hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ sau.

+ Trường hợp cá nhân nước ngoài làm việc tại Việt Nam:

(1) Nếu trong năm đầu tiên có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày, nhưng trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặttừ 183 ngày trở lên thì:

     Thời điểm quyết toán thuế là 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên đến Việt Nam.

+ Người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam:

(1) Phải làm thủ tục quyết toán trước khi xuất cảnh.

(2) Nếu chưa kịp thực hiện, có thể ủy quyền cho tổ chức chi trả thu nhập hoặc cá nhân khác thực hiện thay.

(3) Người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về số thuế nộp thiếu hoặc số tiền hoàn lại.

+ Cá nhân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo:

(1) Không được ủy quyền quyết toán thuế.

(2) Phải trực tiếp khai quyết toán với cơ quan thuế.


3.2. Đối với Tổ Chức Chi Trả Thu Nhập

Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có nghĩa vụ:

+ Thực hiện khai quyết toán thuế TNCN, bất kể có phát sinh khấu trừ hay không.

+ Quyết toán thay cho cá nhân nếu được ủy quyền hợp pháp.

+ Trường hợp cá nhân được ủy quyền nhưng số thuế phải nộp sau quyết toán không quá 50.000 đồng (thuộc diện miễn thuế), tổ chức vẫn kê khai thông tin nhưng không cộng gộp số thuế phải nộp thêm này vào báo cáo tổng hợp.

+ Nếu quyết toán đã thực hiện trước khi Nghị định 126/2020/NĐ-CP có hiệu lực, thì không cần điều chỉnh hồi tố.

Trường hợp đặc biệt:

+ Khi người lao động được điều chuyển giữa các tổ chức do sáp nhập, hợp nhất, chia tách… hoặc trong cùng hệ thống:

+ Tổ chức mới sẽ là bên chịu trách nhiệm quyết toán thuế cho cả thời gian làm việc tại tổ chức cũ và mới.

+ Phải thu lại chứng từ khấu trừ thuế do tổ chức cũ đã cấp (nếu có).


3.3. Trường Hợp Được Ủy Quyền Quyết Toán

Cá nhân có thể ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức trả thu nhập nếu:

+ Ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại một nơi và vẫn đang làm việc tại thời điểm tổ chức thực hiện quyết toán, dù không làm đủ 12 tháng trong năm.

+ Đồng thời, nếu cá nhân có thêm thu nhập vãng lai (từ nơi khác) nhưng:

(1) Bình quân thu nhập vãng lai trong năm không quá 10 triệu/tháng;

(2) Đã bị khấu trừ 10% thuế TNCN tại nơi phát sinh thu nhập;

(3) Và không có yêu cầu quyết toán phần thu nhập này thì vẫn có thể ủy quyền.

Lưu ý: Nếu sau khi ủy quyền, phát hiện cá nhân thuộc diện phải tự quyết toán, tổ chức không điều chỉnh lại hồ sơ đã nộp, chỉ cấp chứng từ khấu trừ có ghi rõ thông tin quyết toán thay để cá nhân làm việc với cơ quan thuế.

4. Đối Tượng Không Phải Quyết Toán Thuế

Không phải ai cũng cần làm thủ tục quyết toán thuế TNCN. Dưới đây là những trường hợp được miễn nghĩa vụ quyết toán:

Đối Tượng Không Phải Quyết Toán Thuế

Đối Tượng Không Phải Quyết Toán Thuế

1. Đối với Cá Nhân

Cá nhân không cần quyết toán thuế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Số thuế phải nộp thêm sau quyết toán không quá 50.000 đồng:

(1) Cá nhân được miễn thuế.

(2) Không cần nộp hồ sơ quyết toán hay hồ sơ miễn thuế.

(3) Không áp dụng hồi tố cho kỳ trước Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

+ Thuế tạm nộp nhiều hơn số phải nộp, và cá nhân không yêu cầu hoàn hay bù trừ vào kỳ sau.

+ Cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thêm thu nhập vãng lai từ các nơi khác, với mức bình quân không quá 10 triệu đồng/tháng trong năm, và đã bị khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% tại nơi chi trả, nếu không có yêu cầu hoàn thuế hoặc quyết toán phần thu nhập này, thì không bắt buộc phải quyết toán thuế đối với khoản thu nhập vãng lai đó.

+ Trường hợp người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện) hoặc các loại bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy phí bảo hiểm cho người lao động, nếu doanh nghiệp hoặc tổ chức bảo hiểm đã thực hiện khấu trừ 10% thuế TNCN tương ứng với phần phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động đóng, thì người lao động không cần phải thực hiện quyết toán thuế TNCN đối với phần thu nhập này.


2. Đối với Tổ Chức, Cá Nhân Trả Thu Nhập

Không phát sinh chi trả thu nhập trong năm → Không cần khai quyết toán thuế TNCN.

Tìm hiểu thêm các quy định về thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết: Nghị định 132/2020/NĐ-CP về DN có giao dịch liên kết

Bài viết cùng chủ đề 

 

Leave a comment

Dịch vụ doanh nghiệp Anta